Nhằm đảm bảo sự an toàn và chất lượng của các sản phẩm TPCN, tại các nước phát triển đều đưa ra hướng dẫn về Thực hành tốt sản xuất (GMP) trong TPCN. Không nằm ngoài xu thế đó, trong lộ trình hòa hợp tiêu chuẩn về TPCN tại khu vực ASEAN, dự kiến bắt đầu từ năm 2015, tại Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất TPCN sẽ đồng loạt triển khai GMP trong TPCN theo các khuyến cáo chung của ASEAN.
Năm 2009, Hiệp hội TPCN Việt Nam (VAFF) đã chủ động nguyên tắc GPM-HS (Good Manufacturing Practice Health Supplement) dựa trên bản Hướng dẫn GMP ASEAN và tính đến nay đã có 2 doanh nghiệp tại Việt Nam đạt được chứng nhận quan trọng này. Mục tiêu chính của GMP-HS là đảm bảo chất lượng của sản phẩm và sự an toàn của người sử dụng. Đồng thời, đây là cũng là cơ hội để các nhà sản xuất TPCN Việt Nam khẳng định thương hiệu trong lòng người tiêu dùng và “lấn sân” sang thị trường quốc tế.
Con người là giá trị cốt lõi
Yếu tố con người quyết định việc sản xuất ra một sản phẩm tốt và đảm bảo chất lượng cho toàn hệ thống. Vì vậy, cơ sở sản xuất cần có một đội ngũ nhân sự mạnh cả về số lượng lẫn trình độ chuyên môn. Mọi vị trí phải hiểu rõ trách nhiệm của mình và các trách nhiệm này được mô tả cụ thể và đầy đủ bằng văn bản, đặc biệt là các trưởng bộ phận (sản xuất, kiểm tra chất lượng…).
Để quản lý nhân sự, nhà quản lý cần phải có một hồ sơ tổ chức. Tất cả các cán bộ có trách nhiệm đều phải có bản mô tả công việc cụ thể và phải được giao quyền thích hợp để thực hiện các trách nhiệm đó. Nhiệm vụ của họ có thể được ủy quyền cho các cán bộ cấp phó có trình độ đạt yêu cầu. Không nên có những thiếu hụt cũng như sự chồng chéo trong trách nhiệm của các nhân viên liên quan đến việc áp dụng GMP-HS.
Đào tạo con người rất quan trọng
Tất cả các vị trí trong tổ chức phải được đào tạo thường xuyên về các nguyên tắc cơ bản trong GMP-HS và các công việc chuyên môn mà họ đang phụ trách. Việc này giúp cho các vị trí hiểu rõ hơn về GMP-HS và vai trò nguyên tắc này của đối với hoạt động sản xuất TPCN.
Năm 2007, Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) – cơ quan quản lý các sản phẩm liên quan đến sức khỏe thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ cũng ban hành Hướng dẫn Thực hành tốt sản xuấtTPCN. Trong đó, các yếu tố về nhân sự cũng được quy định rất chặt chẽ. Bên cạnh các yếu tố chuyên môn, FDA rất coi trọng việc đào tạo nhân sự.
Đánh giá về GMP, Lisa Thomas - Tổng Giám đốc Các chương trình về TPCN, Tổ chức NSF International (National Sanitation Foundation), cho biết: “Đào tạo nhân lực là việc cần thiết để duy trì các tiêu chuẩn cao về đảm bảo chất lượng cũng như thực hành tốt sản xuất TPCN. Quy tắc GMP (của FDA Mỹ) quy định rõ ràng các nhân viên tham gia sản xuất, đóng gói, dán nhãn hoặc tiếp xúc với các sản phẩm TPCN cần phải được đào tạo liên tục”.
Theo nguyên tắc GMP-HS do Hiệp hội TPCN Việt Nam ban hành, tất cả các nhân viên có nhiệm vụ trong khu vực sản xuất và có liên quan đến chất lượng sản phẩm cần được đào tạo theo kế hoạch.
Khi tham khảo 10 nội dung của Nguyên tắc GMP-HS, không ít doanh nghiệp cho rằng, có nhiều tiêu chí đang “đánh đố”, thậm chí làm ảnh hưởng đến việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng theo ThS.DS Bùi Thị Hòa, áp dụng đúng lộ trình GMP-HS sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Chỉ cần tuân thủ tốt các nguyên tắc của GMP, sản phẩm tạo ra sẽ đạt chất lượng tốt, đem lại lòng tin cho người tiêu dùng, lòng tin ở cơ quan quản lý và khi đó, doanh nghiệp sẽ là người được lợi.
Ở các nước phát triển như Mỹ, EU, việc sản xuất TPCN phải có điều kiện là đạt được chứng nhận GMP về TPCN. Tại Việt Nam, hiện cả nước có hơn 3.500 cơ sở sản xuất TPCN nhưng Bộ Y tế vẫn chưa ban hành quy định việc áp dụng GMP-HS phải trở thành yêu cầu bắt buộc. Hiệp hội TPCN đã kiến nghị Bộ Y tế chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất TPCN thực hiện lộ trình bắt buộc đạt chứng nhận GMP-HS từ năm 2015-2020, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu và tiến tới xuất khẩu sang nước ngoài.
Giới thiệu CPharma
CPharma là một công ty tư vấn hàng đầu tại Việt nam trong lĩnh vực Thực hành tốt sản xuất.
Các lĩnh vực tư vấn của CPharma bao gồm:
- Thực hành tốt sản xuất thuốc (Pharmaceutical GMP)
- Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm (Cosmetic GMP)
- Thực hành tốt sản xuất thực phẩm chức năng (Health Supplement GMP)
- Thực hành tốt sản xuất bao bì dược phẩm (Pharmaceutical packaging GMP)
Liên hệ:
CPharma hoặc hotline: 0906.094.868 (Mr. Chung)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét